Lịch sử các dòng đàn organ yamaha

Người đăng: TMT on Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2016

- Từ năm 1984 Yamaha trình làng cây PSR đầu tiên (nghe đâu là viết tắt của chữ PortaSound Regular) là PSR-15.

- Sang năm 1985, yamaha liên tục trình làng các cây PSR: PSR-40, PSR-50, PSR-60, PSR-70

- Tiếp đến năm 1986, những model psr sau được xuất hiện trên thị trường: PSR-11, PSR-21, PSR-6300, từ 11, 21 mà quắc lên tới tận 6300 thì chắc là khác nhau khủng khiếp lắm đấy nhỉ :g:

- Năm 1987: PSR-22, PSR-32, PSR-80, PSR-90, tìm được mỗi cái bìa manual

- Năm 1988: PSR-16, PSR-36, PSR-6

- Năm 1989: PSR-27, PSR-47, PSR-37, PSR-2500, PSR-3500, PSR-4500, một năm cực phát trước khi chuyển một thập kỷ mới của yamaha với một đàn PSR, dòng bình dân có đuôi 7, còn dòng cao cấp là 2500 3500 4500

- 1990: Kỷ nguyên mới của yamaha được bắt đầu bằng con đàn có số cực nhỏ PSR-2, và seri đàn đuôi 8: PSR-28, PSR-38, PSR-48, PSR-18, đến con đàn có số khá cách biệt PSR-4600

- 1991: PSR-31, PSR-100, PSR-200, PSR-400, PSR-500, PSR-6700

- 1992: PSR-SQ16, PSR-150, PSR-600, PSR-75, PSR-5700
5700:
- 1993: PSR-110, PSR-210, PSR-300, PSR-310, PSR-410, PSR-510, PSR-1700, PSR-2700: một năm toàn PSR của yamaha, hầu hết anh em đều nghe nói hoặc đã gắn bó với 510


- Năm 1994: trái với năm trước, lần này chỉ xuất hiện một con yamaha PSR-6000 duy nhất
-1995: lại một năm mà psr xuất hiện hàng đàn: PSR-185, PSR-320, PSR-420, PSR-215, PSR-4000, PSR-520, PSR-620, PSR-77, PSR-7000, PSR-A3 đọc đến đây mình tự hỏi không biết yamaha định nhắm tới bao nhiêu đối tượng mà cho ra lắm đàn trong một năm thế này, kết quả thu được là gì: có thằng thịnh thì phải có thằng suy :g:, trong năm này việc dùng card như game bốn nút đã được đưa vào sử dụng.

psr-7000
Psr-520: con đàn đầu tiên mình được sờ đến

- 1996: PSR-190, PSR-220, PSR-230, PSR-78: một seri cho trẻ em


- 1997: PSR-330, PSR-530, PSR-630, PSR-730, PSR-130, PSR-8000: cây đàn 530 rất nổi tiếng trong giới bắt lợn việt nam

- 1998: PSR-195, PSR-225, PSR-79, PSR-D1: không có gì nổi trội, no comment

- 1999: PSR-240, PSR-270, PSR-340, PSR-540, PSR-640, PSR-740, PSR-9000: một thời kỳ huy hoàng của yamaha, với bộ đôi 740/640

Như vậy, từ năm 1991 yamaha đã thực hiện theo phân theo chu kỳ 2 năm một lần chủ lực và chú tâm nhắm tới các phân khúc: dòng thấp cho trẻ em học tập và những người mới làm quen: <300, dòng trung cấp có thể dùng bắt lợn trên các nẻo đường (500 trở lên) và đàn cao cấp có số to cỡ hàng ngàn, thể loại cao này ít người ở việt nam được sử dụng vì quá đắt

-Năm 2000: chào thế kỉ mới với một sự cải tiến của psr-9000 lên thành psr-9000 pro kèm theo mấy con đàn cho dòng thấp PSR-280, PSR-260, PSR-160, PSR-GX76, PSR-9000Pro vưỡn no comment
psr-9000 pro

- Năm 2001, bước đột phá của dân bắt lợn việt nam đã có mang tên PSR-2000 và dòng siêu phổ thông PSR-550, có lẽ không cần nói nhiều về cây đàn này, nó đưa ra một chuẩn mực mới của arranger worstation, với sự kế thừa thiết kế của 9000 cho dòng trung cấp

và cùng với nó là các cây PSR-170, PSR-225GM, PSR-262, PSR-282, PSR-350, PSR-550, PSR-1000
psr-550 giờ này vẫn còn làm mưa làm gió trong các trường đào tạo âm nhạc ví tính dung hòa giữa công nghệ, giá và chức năng

Năm 2002: PSR-292, PSR-290, PSR-202, PSR-125, PSR-A1000, TYROS, mấy con bé không có gì đáng nói, đáng nói là sự xuất hiện của tyros

thực chất thì tyros cũng là psr, chỉ vì 9000 đã to rồi, muốn số to hơn với những cải tiến nhiều không lẽ lại chơi tới 5số (10.000 chẳng hạn thế) nên yamaha phát triển dòng worstation cao bằng cái tên khác tyros.

- Năm 2003: PSR-2100, PSR-1100, PSR-275, PSR-273, PSR-172, PSR-K1. 2100 là một cái tên sáng giá cho đến thời điểm này, nó là cây đàn được kế thừa những tinh hoa của cuộc cách mạng 2000, và là bước bổ sung đáng kể cho 2000 bằng chất lượng tiếng, chất lượng loa, phải nói là đến nay nhiều anh em vẫn công nhận loa 2100 là số 1


- Năm 2004: PSR-3000, PSR-1500, PSR-450, PSR-295, PSR-293, PSR-175: Nếu như 2100 làm mưa làm gió trên thị trường việt nam bởi độ bền, chất lượng âm thanh qua loa đàn, thì 3000 lại mang đến một luồng gió mới, luồng gió cho những bạn phải phụ thuộc nhiều vào style bởi sự thay thế ổ mềm bằng thẻ nhớ + usb, cũng có quảng cáo thêm về những tính năng kế thừa tyros là megavoice (dù không thực tế cho lắm) và kèm theo đó là màn hình màu, và thay đổi kiểu dáng so với thân hình của 2100.

Yamaha thường cho ra đời theo từng cặp, trong một cặp thì con trên đầy đủ và con dưới thông thường bớt đi một số tính năng với cùng thiết kế, do đó 640 tương tự 740, 1000 tương tự 2000, 1500 tương tự 3000.
2005: PSR-E303, PSR-E203, PSR-A300, TYROS2: Không có gì đáng nói trừ Tyros_2, yamaha đã trở lại với sample cho dòng đàn này sau khi lột chức năng này ra khỏi tyros 1, cùng với sự phát triển của ổ cứng, usb, thật tiếc là cho dù có ram nhưng yamaha dường như vẫn chậm chân một bước so với sự phát triển của công nghệ, trong khi tất cả các máy tính đều đã chuyển sang DDram thì anh chàng tyros_2 này vẫn trung thành với SDRam, tự nhiên thành khó khăn khi muốn nâng cấp ram vì SDram lúc đó gần như đã trở thành hàng hiếm T.T

2006: PSR-S500, PSR-413, cả hai cùng thấp, s500 được đánh giá là khá tệ với giá tiền như thế, với thiết kế đặc trưng của dòng S là loa kèm tản nhiệt ở ngay trên mặt đàn mà không cho chạy xuống dưới thân đàn (thường bị bịt bởi bao đàn), thời điểm mới ra s500 thì nhiều người lại nhầm tưởng đó là sự thay thể của 3000 tuy nhiên chỉ nhìn qua cũng biết là nhận định đó là sai lầm, s500 là giải pháp cho những bạn đang học đàn và muốn tiếp cận với công nghệ cắm usb dù công nghệ xử lý file trong usb đó khá khiêm tốn

2007: PSR-S900, PSR-S700, PSR-E313, PSR-E213, PSR-OR700
s900, s700 đưa đến thị trường Việt Nam với sự quảng cáo hoành tráng-đó là lần đầu tiên người sử dụng đàn dạng trung của yamaha được tiếp cận với công nghệ supper articulation, được coi như megavoice chơi sống được của yamaha, và rồi hệ quả của nó cũng hoành tráng không kém lời giới thiệu với scandal hỏng màn hình s900 và rè loa s700. Dù sao đi chăng nữa thì chuyện đó cũng đã qua, cái nào hỏng thì cũng hỏng rồi, cái nào đến giờ không hỏng thì có thể tin là nó sẽ không hỏng (niềm tin cũng là một yếu tố quan trọng đấy nhỉ)


2008: PSR-E413, PSR-S550, Tyros3
Tiếp sau tyros2 là tyros3 với dàn fader đưa ngay lên trên mặt đàn và regist chuyển qua bên phải, những cải tiến với SA2 và nhiều tính năng khác đã làm nên tên tuổi của một dòng tyros mạnh mẽ và tương đương với nó là giá tiền chưa phù hợp với đa số nhạc công việt nam.

S550 với giá 11 triệu là sự nâng cấp khá ấn tượng so với đàn anh s500, dù sao đi nữa thì s550 cũng chỉ là đàn anh của s500 mà thôi, không có gì đáng bàn tại dòng đàn này.

2005: PSR-E303, PSR-E203, PSR-A300, TYROS2: Không có gì đáng nói trừ Tyros_2, yamaha đã trở lại với sample cho dòng đàn này sau khi lột chức năng này ra khỏi tyros 1, cùng với sự phát triển của ổ cứng, usb, thật tiếc là cho dù có ram nhưng yamaha dường như vẫn chậm chân một bước so với sự phát triển của công nghệ, trong khi tất cả các máy tính đều đã chuyển sang DDram thì anh chàng tyros_2 này vẫn trung thành với SDRam, tự nhiên thành khó khăn khi muốn nâng cấp ram vì SDram lúc đó gần như đã trở thành hàng hiếm T.T


2006: PSR-S500, PSR-413, cả hai cùng thấp, s500 được đánh giá là khá tệ với giá tiền như thế, với thiết kế đặc trưng của dòng S là loa kèm tản nhiệt ở ngay trên mặt đàn mà không cho chạy xuống dưới thân đàn (thường bị bịt bởi bao đàn), thời điểm mới ra s500 thì nhiều người lại nhầm tưởng đó là sự thay thể của 3000 tuy nhiên chỉ nhìn qua cũng biết là nhận định đó là sai lầm, s500 là giải pháp cho những bạn đang học đàn và muốn tiếp cận với công nghệ cắm usb dù công nghệ xử lý file trong usb đó khá khiêm tốn


2007: PSR-S900, PSR-S700, PSR-E313, PSR-E213, PSR-OR700
s900, s700 đưa đến thị trường Việt Nam với sự quảng cáo hoành tráng-đó là lần đầu tiên người sử dụng đàn dạng trung của yamaha được tiếp cận với công nghệ supper articulation, được coi như megavoice chơi sống được của yamaha, và rồi hệ quả của nó cũng hoành tráng không kém lời giới thiệu với scandal hỏng màn hình s900 và rè loa s700. Dù sao đi chăng nữa thì chuyện đó cũng đã qua, cái nào hỏng thì cũng hỏng rồi, cái nào đến giờ không hỏng thì có thể tin là nó sẽ không hỏng (niềm tin cũng là một yếu tố quan trọng đấy nhỉ)


2008: PSR-E413, PSR-S550, Tyros3
Tiếp sau tyros2 là tyros3 với dàn fader đưa ngay lên trên mặt đàn và regist chuyển qua bên phải, những cải tiến với SA2 và nhiều tính năng khác đã làm nên tên tuổi của một dòng tyros mạnh mẽ và tương đương với nó là giá tiền chưa phù hợp với đa số nhạc công việt nam.

S550 với giá 11 triệu là sự nâng cấp khá ấn tượng so với đàn anh s500, dù sao đi nữa thì s550 cũng chỉ là đàn anh của s500 mà thôi, không có gì đáng bàn tại dòng đàn này.

Liên hệ để xem và mua organ tại http://pianofingers.vn/danh-muc/organ-2.html

{ 0 nhận xét... read them below or add one }

Đăng nhận xét